0

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm

Tin tức

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giới thiệu tổng quan về khí công nghiệp

Giới thiệu tổng quan về khí công nghiệp

 

 

  1.  Khái niệm khí công nghiệp là gì? 

Hiểu đơn giản, khí công nghiệp là các loại khí được sản xuất để sử dụng làm nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất công nghiệp. Khí công nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các ngành như: dầu khí, hóa chất, hóa dầu, sản xuất điện, khai thác, luyện kim. Ngoài ra, khí công nghiệp còn được sử dụng trong các lĩnh vực khác như y dược, điện tử, hàng không vũ trụ và năng lượng hạt nhân…

 

  1.   Quá trình hình thành và phát triển của ngành khí công nghiệp

Ngành khí công nghiệp có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời và trải qua rất nhiều thời kỳ lịch sử. Con người đã phát hiện ra không khí và xem nó như một loại khí công nghiệp đầu tiên. Sau đó, các loại khí khác dần được phát hiện và được sử dụng rộng rãi hơn trong đời sống và sản xuất. Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp diễn ra ở thế kỷ 18 và thế kỷ 19, hàng loạt các chất khí công nghiệp quan trọng được phát hiện, cụ thể: 

  • Năm 1754: phát hiện khí Carbon Dioxide 
  • Năm 1766: phát hiện khí Hydrogen 
  • Năm 1772: phát hiện Nitrogen và Oxide Nitơ 
  • Năm 1773: phát hiện khí Oxygen 
  • Năm 1774: phát hiện khí Amoniac và Chlorine
  • Năm 1776: phát hiện khí Metan 
  • Năm 1777: phát hiện khí Hydrogen Sulfide 
  • Năm 1800: phát hiện khí Carbon Monoxide 
  • Năm 1810: phát hiện khí Hydrogen Chloride 
  • Năm 1836: phát hiện khí Acetylen 
  • Năm 1868: phát hiện khí Helium 
  • Năm 1886: phát hiện khí Fluoro 
  • Năm 1894: phát hiện khí Argon 
  • Năm 1898: phát hiện khí Neon và Xeon 
  • Năm 1899: phát hiện khí Radon 
  • ….. 

Ban đầu, các loại khí công nghiệp chỉ được sản xuất với số lượng rất ít ỏi và chủ yếu được ứng dụng trong các phòng thí nghiệm. Sau này, khi nhu cầu của các ngành công nghiệp ngày càng lớn, những loại khí này được sản xuất nhiều hơn. Các công ty, nhà máy sản xuất với công suất lớn được thành lập và hình thành nên ngành sản xuất khí công nghiệp như hiện nay.  

  1.  Các loại khí công nghiệp được sử dụng phổ biến.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nguồn gốc, chúng ta có thể phân loại khí công nghiệp theo nhiều loại khác nhau. Trong đó, các loại khí sau đây được sử dụng phổ biến nhất: 

  • Khí công nghiệp được chiết xuất từ không khí: bao gồm khí oxy, khí nitơ, khí argon 
  • Khí công nghiệp dạng nguyên tố: bao gồm khí hydro, khí flo, khí clo… 
  • Khí công nghiệp thuộc nhóm khí nén: bao gồm khí heli, khí xenon, khí neon, khí krypton…
  • Khí công nghiệp thuộc nhóm khí thiên nhiên: bao gồm các sản phẩm khí được chiết xuất từ dầu mỏ hoặc được khai thác từ mỏ khí thiên nhiên như: khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG, khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG… chúng thường được sử dụng làm khí đốt hoặc để chiết xuất các loại hydrocacbon khác. 
  • Ngoài ra còn có thể kể đến một số loại khí công nghiệp khác như Amoniac, Ethylene… 
  1. Quy trình sản xuất.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, người ta sẽ sử dụng các phương pháp tách không khí và chiết xuất khí tổng hợp nhằm tạo ra các loại khí công nghiệp với mức độ tinh khiết khác nhau. Trong thế kỷ 19, khí hidro, axetilen, clo, hydrogen sulfide và carbon dioxide được sản xuất bằng các phản ứng biến đổi khí cơ bản sử dụng máy Kipps. Khi điện được phát minh, khí hidro và oxy được tạo ra bằng cách thủy phân nước. 

Oxy lỏng và nitơ lỏng được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1883, sau đó là hydrogen lỏng năm 1898. Các loại khí thiên nhiên được sản xuất muộn hơn: khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG được chế tạo năm 1910, khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG được chế tạo vào năm 1914. Lúc này, các phương pháp sản xuất khí công nghiệp ngày càng được hoàn thiện và cải tiến tốt hơn. Sau khi được chiết xuất, hầu hết các loại khí công nghiệp đều được hóa lỏng và chứa trong các bình chứa khí nén để dễ dàng vận chuyển và sử dụng.  

 

 

  1.  Vai trò của khí công nghiệp trong sản xuất và đời sống hiện nay

Khí công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều ngành sản xuất và phục vụ đời sống con người, trong đó có thể kể đến một số vai trò cụ thể như sau: 

  • Phục vụ các ngành công nghiệp quan trọng: luyện thép, hàn cắt kim loại, công nghiệp lạnh, công nghiệp điện tử, công nghiệp hóa dầu… 
  • Cung cấp năng lượng: khí thiên nhiên hóa lỏng - LNG, khí thiên nhiên nén - CNG, khí dầu mỏ hóa lỏng - LPG… ngày càng được sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế cho xăng, dầu và than đá để cung cấp năng lượng trong các ngành sản xuất điện, công nghiệp nặng, giao thông vận tải và các ngành công nghiệp chế biến… 
  • Phục vụ các ngành công nghiệp nhẹ như: sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất y dược… 
  • Góp phần cải thiện đời sống con người: cung cấp các loại khí sử dụng trong y tế, cung cấp khí bảo quản và chế biến thực phẩm, cung cấp khí làm lạnh trong điều hòa, tủ lạnh….
  • Cung cấp nguyên vật liệu dạng khí phục vụ phòng thí nghiệm và các trung tâm nghiên cứu khoa học. 

 

Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm khí công nghiệp do Công ty Cryotech Việt Nam cung cấp, vui lòng liên hệ trực tiếp để nhận báo giá và được tư vấn trực tiếp qua các kênh liên hệ sau: 

  • Trụ sở chính: Lư Xá, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Email: trade-infor@cryotechvietnam.com.vn
  • Số điện thoại: 0243 643 4788 

Tổng kết, trong bài viết này, Công ty Cryotech Việt Nam đã giúp quý khách hàng tìm hiểu nhanh về ngành khí công nghiệp. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết, bạn có thể biết được khái niệm và một số ứng dụng thực tế của khí công nghiệp trong đời sống nhé!

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Sản phẩm