0

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm

Tin tức

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

An toàn nạp, sử dụng, bảo quản chai khí CO2

Phân tích bài viết đề cập tới các vụ nổ chai CO2 và cách khắc phục

Năm 1997 đã xảy ra một vụ nổ chai chứa khí CO2 tại đường Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội : một xe tải chở khoảng 70 chai vừa được nạp khí CO2 từ Nhà máy Phân đạm Hà Bắc theo hướng cầu Chương Dương về Hà Nội, qua ngã ba của Nhà máy xe lửa Gia Lâm thì phát nổ. Vụ nổ rất may không gây nên chết người cho lái xe và người đi đường, chỉ làm thương nhẹ một cặp đôi đi xe máy gần đó. Nhưng hiện trường vụ nổ rất nghiêm trọng: hàng loạt chai khí bị sức ép của vụ nổ văng khắp nơi ra đường, nhiều chai bay qua tường rào vào Nhà máy xe lửa Gia Lâm, vài chai bay lên tầng 2 của tòa nhà bên đường … Qua vụ nổ mới thấy sức công phá mãnh liệt của chai khí khi bị nổ.

Vụ việc đang được tiến hành điều tra nguyên nhân thì lại xảy ra vụ nổ chai khí CO2 tiếp theo tại một Nhà máy cơ khí Hà Bắc làm chết 2 công nhân đang làm, sử dụng trực tiếp bình khí này.

Cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, tham khảo ý kiến các chuyên gia chuyên ngành và đã phát hiện ra rất nhiều lỗ hổng nghiêm trọng trong nhận thức và thực tế sản xuất, chiết nạp, sử dụng, bảo quản chai chứa khí CO2. Có thể tóm tắt thành 4 nguyên nhân chính gây ra các vụ nổ chai CO2 sau đây:

- Do bình cũ, không được kiểm tra thường xuyên nên xảy ra tình trạng hỏng hóc & không đảm bảo chất lượng hoặc những chai chưa được kiểm định chất lượng hay hết thời hạn lưu hành

- Do nạp quá khối lượng khí cho phép của bình khí

- Trời nóng gây ra dãn nở bình

- Van chai chưa có màng an toàn

Bài viết sau đây được đăng trên tạp chí Nhiệt của Hiệp hội Nhiệt và Điều hòa không khí tháng 7/1997 phân tích đầy đủ, chi tiết về kỹ thuật các quá trình diễn ra trong bình khí và qua đó chỉ rõ nguyên nhân của vụ nổ, đề ra những giải pháp cụ thể thiết thực cho việc an toàn nạp khí, bảo quản, sử dụng khí CO2. Từ những ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành, cơ quan chức năng đã có quy định về khối lượng khí CO2 nạp trong chai 40L không quá 25 Kg, chai 47L không quá 30 Kg, cùng với quy định van cho bình chứa khí CO2 phải có màng an toàn và nhiều biện pháp khác nữa đã ngăn chặn ngay lập tức nguy cơ nổ bình khí CO2. Từ đó đến nay các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra với bình khí CO2 đã không còn tái diễn.

Bài viết trên tạp chí khoa học chuyên ngành không chỉ mang tính học thuật cao mà còn có tính thực tiễn thiết thực góp phần giúp các cơ sở sản xuất, chiết nạp, bảo quản, sử dụng an toàn khí CO2 đóng bình. Bài viết có thể được sử dụng làm tài liệu đào tạo an toàn cho cán bộ an toàn và người lao động trong các cơ sở sản xuất khí công nghiệp.

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc và Quý khách hàng bài viết này.


Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Sản phẩm