0

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm

Tin tức

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TẬP HUẤN AN TOÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC

Ngày 21/10/2022 Công ty Cryotech VietNam đã triển khai buổi tập huấn về  an toàn về thiết bị áp lực tới các khách hàng của cty. Nội Dung của buổi tập huấn được công ty đã được công ty soạn thảo và xin được gửi tới các quý khách hàng:

TẬP HUẤN AN TOÀN THIẾT BỊ ÁP LỰC

 

Ngày 21/10/2022 Công ty Cryotech VietNam đã triển khai buổi tập huấn về  an toàn về thiết bị áp lực tới các khách hàng của cty. Nội Dung của buổi tập huấn được công ty đã được công ty soạn thảo và xin được gửi tới các quý khách hàng:

 

  1. Giới thiệu các thiết bị áp lực sử dụng trong ngành khí công nghiệp

 Có 3 loại thiết bị áp lực chính được sử dụng trong ngành khí công nghiệp đó là

- Bồn, Bình tách lỏng

- Chai chứa khí

- Van và bộ điều áp

 

  1. Khái niệm về thiết bị áp lực

Định nghĩa về thiết bị áp lực:

- Thiết bị áp lực là thiết bị dùng để tiến hành các quá trình  nhiệt học hoặc hoá học, cũng như để chứa và chuyên  chở môi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển.

- Thiết bị áp lực chủ yếu gồm: bình khí nén, chai khí nén,

nồi đun điện, nồi hấp, bình chứa khí đốt…vv.

Kiểm định bình áp lực:

QTKĐ 07-2006/ BLDTBXH

Quy trình này nêu rõ việc kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu,  định kỳ, bất thường đối với các bình chịu áp lực có áp suất làm  việc cao hơn 0,7 bar không kể áp suất thủy tĩnh (theo QCVN  01-2008/ BLĐTBXH)

Áp suất

- Tạo nên do sự va đập của các phân tử vào thành thiết bị. Mật độ càng cao, càng có nhiều va đập và như vậy áp suất càng cao.

- Được định nghĩa là lực (F) trên một đơn vị diện tích tác dụng (A) theo chiều vuông góc với bề mặt của vật thể

 

 

  1. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của chai chứa khí

Vật liệu / Material :

- Thép: Thép cường độ cao, thép cường độ thấp. Từ phôi, tấm/cuộn hoặc ống

- Nhôm

- Composite: Đai quấn, quấn toàn bộ. Lớp lót bằng thép,  nhôm và nhựa

Dung tích  / Volume :

Chai chứa khí có nhiều dung tích khách nhau như :

- 8L, 10L

- 40L,  47, 50L.

- Phổ biến nhất là 40L các đại lý CN hay dùng.

 

  1. Vận chuyển và lưu trữ chai khí

Lưu trữ chai khí:

- Nếu không gian bị hạn chế, cần có tường chống cháy 1/2 giờ ngăn cách giữa các loại khí này

- Tách riêng Oxy và khí dễ cháy như Acetylene một khoảng ít nhất là 6m

- Lưu trữ chai khí ngoài nhà nếu có thể. Đối với kho chứa khí trong nhà, luôn luôn đảm bảo thông gió đầy đủ

- Khu vực chứa chai phải thông thoáng và luôn có mái che

- Chai khí phải luôn luôn được để đứng, ràng buộc chắc chắn, có  thiết bị giữ chai khí cố định, chai  phải luôn luôn được đậy nắp,  tránh bị đổ chai

- Luôn cố định chai khí để tránh bị đổ

- Khu vực được trang bị thiết bị chữa cháy ở phạm vi phù hợp,  MSDS, bảng cảnh báo nguy hiểm hoá chất, thông tin người  quản lý và thông tin liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

- Lưu trữ ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp, không lưu trữ ở không gian kín, nơi có nhiệt độ cao.

- Ngắt kết nối tất cả các thiết bị

- Luôn luôn cố định chắc chắn chai khí ở vị trí thẳng đứng khi vận chuyển

 

Phương tiện vận chuyển:

- Dán biển báo phù hợp với từng loại khí

- Trang bị dụng cụ xử lý trong tình huống khẩn cấp và thông tin liên lạc

- Định kỳ diễn tập tràn đổ hóa chất khi vận chuyển

- Xe bồn còn hạn kiểm định

- Đầu kéo phải còn hạn đăng kiểm

- Có giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

- Tài xế phải có bằng lái xe và chứng chỉ vận chuyển hang nguy hiểm

- Tài xế và người áp tải phải được đào tạo ATVSLĐ và ATHC Trước khi rời nhà máy

 

Di chuyển chai khí:

- Không kéo chai bằng cách cầm van chai

- Xử lý các chai cách NHẸ NHÀNG, không lật chai, ném xuống và không gây tổn hại đến van chai

- Sử dụng xe đẩy nhỏ hoặc lăn chai bằng cách để chai nghiêng  và lăn chai theo gờ cạnh đáy chai

- Chỉ di chuyển 1 chai 1 lần

- Không xếp nằm chai khi vận chuyển

 

Sử dụng chai khí:

- Cẩn thận với bàn tay, tránh bị kẹt giữa các chai khí

- Đóng van, đậy nắp ngay cả khi chai rỗng

- Chai khí phải được buộc chắc chắn, có thiết bị giữ chai cố định

- Không bao giờ quay lưng lại với chai khí chưa được cố định

- Thao tác với chai đúng cách: Để thực hiện việc nâng hoặc đặt một chai khí, hãy khụy đầu gối và thẳng lưng cũng như đầu gối

- Không bao giờ cố đỡ một chai khi đang đổ

- Luôn trang bị bảo hộ lao động khi làm việc với chai khí

- Luôn giữ sạch sẽ. Dầu, mỡ, chất bôi trơn, bụi bẩn, các mảnh vụn và côn trùng là các mối nguy hiểm gây cháy nổ. Luôn luôn duy trì bộ điều áp trong điều kiện làm việc tốt

- Nếu gặp khó khăn khi kết nối đầu nối với van chai, không được cố xiết đầu nối bằng cờ lê vì có thể làm hỏng mối ren

- Ngưng sử dụng chai khí trước khi áp suất chai đạt dưới 0.5 – 2bar

 

Bảo trì thiết bị

- Tránh rò rỉ, vì các khí như acetylene rất dễ cháy

- Kiểm tra rò rỉ bằng dung dịch xà phòng

- Không cố xiết các điểm nối đang bị rò rỉ khi đang có áp

- Thay mới cho các ống bị hư hỏng

- Thay bộ điều áp khi khớp nối hỏng

 

  1. Nguyên nhân và hậu quả của chai chứa khí không an toàn

Các nguyên nhân gây ra sự cố thiết bị áp lực:

- Sai sót thiết kế

- Dùng sai vật liệu, mục đích sử dụng

- Quá hạn kiểm định, không có kế hoạch kiểm tra kiểm định an toàn.

- Thiết bị kiểm tra đo lường không có hay không đủ độ tin cậy

- Chai khí không được trang bị lắp chai, khi đổ chai sẽ làm  vỡ van chai và áp lực cao làm chai khi bay vọt xa hàng  trăm mét rất nguy hiểm

 

 

  1. Hệ thống nạp khí Cryotech VietNam

- Hệ thống dàn nạp khí N2,  Ar, O2, CO2, He áp suất làm việc 150 bar, áp suất thử 250bar.

- Hệ thống dàn nạp hiện đại được kiểm định định kỳ 3 năm/lần

- Hệ thống dàn nạp được thay thế dây mềm nạp khí thường xuyên, bảo dưỡng đúng chu trình

- Cryotech Việt Nam có đầy đủ thiết bị kiểm tra chai đạt tiêu chuẩn quy định như máy kiểm tra chai, máy đánh gỉ, máy quay chai, hệ thống sấy chai…

- Cryotech Việt Nam có đội ngũ kỹ thuật kiểm tra chai được đào tạo bài bản.

- Cryotech VN khuyến cáo và đề nghị khách hàng làm kiểm định an toàn đối với tất cả các chai sản xuất từ năm 2019 trở về trước chưa có kiểm định hoặc hết hạn kiểm định.

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Sản phẩm